Tâm đố kỵ của Giang Trạch Dân không phải là điều là người bình thường có thể hiểu được. Tâm ghen tức tật đố quá mạnh cuối cùng chuyển biến thành thù hận, đồng thời làm ra rất nhiều chuyện thương thiên hại lý.
Khi Giang Trạch Dân mới đến Bắc Kinh, ông ta đã ra sức lấy lòng tất cả mọi người. Khi gặp Ngũ Thiệu Tổ (Wu Shaozu), giám đốc Ủy ban Thể thao, Giang liền tán gẫu về tin tức thể thao, những gì như kỹ năng quyền anh, đấm bốc…. Về sau Giang Trạch Dân lên nắm quyền, Ngũ Thiệu Tổ bởi vì đồng tình với Pháp Luân Công mà bị cách chức.
Giang Trạch Dân khi mới đến nhà họ Đặng khiêm tốn lĩnh giáo minh tinh Lưu Hiểu Khánh về nghệ thuật điện ảnh, về sau này, khi đã củng cố địa vị của mình, ông ta trả thù Lưu Hiểu Khánh vì những lời nói đùa của bà trước đó, ông ta bắt giam bà lại, bán hết tài sản hơn nữa còn phải nộp phạt một món tiền rất lớn. Giang nói chỉ cấp cho Lưu Hiểu Khánh một mạng sống. Đối với những nhân viên phục vụ của gia đình họ Đặng đã từng tận mắt chứng kiến những bê bối kia của ông ta đều bị điều đi đến các vùng hẻo lánh, thậm chí Đặng Chất Phương là con trai của Đặng Tiểu Bình cũng bị chấn chỉnh như vậy.
Chuyện Giang chỉnh người từ lâu không phải là mưu đồ mà ngoại giới có thể tưởng tượng, ông ta không có trí tuệ lớn như vậy. Giang Trạch Dân đã thanh trừ một cách tàn nhẫn một số kẻ thù chính trị, mà nguyên nhân thường cực kỳ đơn giản: Hoặc là một lúc nào đó chống đối Giang, hoặc là tiếp cận một người phụ nữ mà Giang rất thích, hoặc là vô tình phạm phải điều mà Giang kị, thậm chí là không làm gì cả, mà chỉ vì Giang cảm thấy không thoải mái.
Tăng Khánh Hồng bí mật phát lệnh ám sát cho cơ quan mật vụ
Về việc đàn áp Pháp Luân Công, Giang vẫn liều lĩnh khăng khăng bất chấp sự phản đối của tất cả mọi người, mặc dù bề ngoài ông ta đã ném ra một loạt những lý do và luận điệu khó nghe, nhưng trên thực tế là do tâm đố kỵ với người sáng lập Pháp Luân Công đã đến mức không thể chịu đựng được.
Sau khi Giang Trạch Dân ý đồ dẫn độ người sáng lập Pháp Luân Công với điều kiện có lợi cho Mỹ là giảm thặng dư thương mại 500 triệu đô la Mỹ không thành công, Giang liền sai Tăng Khánh Hồng bí mật hạ lệnh ám sát cho cơ quan đặc vụ. Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Tổng tham mưu cùng thành lập một đội hành động đặc biệt, chuyên môn phụ trách thu thập hành tung của người sáng lập Pháp Luân Công, chiêu mộ và huấn luyện sát thủ, chuẩn bị ám sát ông Lý Hồng Chí.
Vào tháng 12 năm 2000, sau khi Giang biết tin người sáng lập Pháp Luân Công sẽ đến Đài Loan để giảng Pháp, thế là sai Tăng Khánh Hồng mật phái người bí mật liên hệ với các tổ chức xã hội đen ở Đài Loan, đồng thời đưa ra mức giá 7 triệu đô la Mỹ để thu mua sát thủ, chuẩn bị cho vụ ám sát. Vì người sáng lập Pháp Luân Công đã sớm biết rõ động tĩnh của họ, cho nên vào phút cuối cùng đã tuyên bố thay đổi kế hoạch đi Đài Loan, kết quả là Giang – Tăng đã tiêu tiền uổng phí, bọn họ tức giận đến nỗi chỉ biết nghiến răng giậm chân.
Kế hoạch ám sát “114” thất bại
Giang Trạch Dân không cam lòng, còn Tăng Khánh Hồng thì xấu hổ quá hóa giận, càng thêm tức tối, họ đặc biệt ban hành quân lệnh, yêu cầu bằng mọi giá phải ám sát bằng được người sáng lập Pháp Luân Công. Đối với việc này, Giang Trạch Dân đã ban hành mật lệnh cho Cục Mật vụ, Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Tổng tham mưu cùng thành lập một đội hành động đặc biệt, chuyên chiêu mộ và huấn luyện một nhóm những “kẻ liều mạng”. Tôn chỉ của nhóm hành động này là không tiếc bất cứ giá nào thậm chí cả tính mạng để dàn dựng sự cố, vu oan hãm hại, đánh lừa dư luận khiến người dân căm thù Pháp Luân Công, đồng thời tìm cơ hội ám sát người sáng lập Pháp Luân Công.
Giang Trạch Dân đã đặc biệt phê chuẩn khoản tiền trị giá 500.000 đô la Mỹ để chiêu mộ “đội cảm tử” gồm các phụ nữ, bắt chước “những con hổ Sri Lanka”, huấn luyện họ thành “người bom”, chuẩn bị điều động đến Hoa Kỳ. Nhóm người này sẽ chờ khi người sáng lập Pháp Luân Công tham gia Hội giao lưu chia sẻ của các học viên, rồi đóng giả là các học viên Pháp Luân Công, tiếp cận người sáng lập Pháp Luân Công, dùng thân thể phát nổ đánh bom cảm tử.
Không lâu sau, trước Hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Công ở Hồng Kông năm 2001, Giang Trạch Dân nhận được mật báo nói rằng các học viên Pháp Luân Công sẽ tổ chức một hội nghị tại Hồng Kông từ ngày 13 đến 14 tháng 1, và người sáng lập Pháp Luân Công sẽ có bài phát biểu tại hội nghị vào ngày 14 tháng 1. Giang Trạch Dân lập tức ra mật lệnh, chớp lấy cơ hội này để hành động bằng mọi giá.
Vì vậy, Bộ Tổng tham mưu của Quân đội Giải phóng Nhân dân, Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Công an đã cùng nhau lập tức lập một kế hoạch ám sát có mật danh “114”. Vào thời điểm đó, các cơ quan tình báo ở nước ngoài của ĐCSTQ ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ đã bước vào trạng thái đặc biệt, hầu như các nhóm xã hội đen ở Hồng Kông và Ma Cao đều bị ĐCSTQ dùng lợi ích dụ dỗ mua chuộc để tham gia vào vụ ám sát này. Kế hoạch này chỉ định nhóm xã hội đen ở Hồng Kông tiến hành ám sát trực tiếp, làm như vậy để tránh bị nghi ngờ. Giang Trạch Dân tin chắc rằng kế hoạch bí mật này sẽ thành công. Khi bắt đầu Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Công ở Hồng Kông, sát thủ âm thầm vui mừng chờ đợi người sáng lập Pháp Luân Công xuất hiện, nghĩ rằng mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ thiếu lĩnh thưởng.
Nhưng vào ngày 14 tháng 1, chờ đợi rất lâu mà người sáng lập Pháp Luân Công vẫn không xuất hiện, nhóm đặc vụ mai phục trở nên nôn nóng bất an. Cuối cùng, khi sắp kết thúc Hội giao lưu chia sẻ, người chủ trì bất ngờ đọc “Thư chúc mừng” của người sáng lập Pháp Luân Công gửi đến Pháp hội từ Hoa Kỳ cho tất cả những người tham gia. Vậy là vụ ám sát một lần nữa lại thất bại.
Sau khi tin tức truyền ra, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng trong suốt nửa ngày không thể ngồi yên. Trong thư chúc mừng gửi cho các học viên của mình, người sáng lập Pháp Luân Công nói rằng “Thư chúc mừng” này sẽ là một cú đánh rất lớn đối với “một số người”.
Lúc này, đội ám sát mới biết được rằng người sáng lập Pháp Luân Công đã thấu rõ âm mưu ám sát, và kế hoạch ám sát mà Giang Trạch Dân cực kỳ đắc ý đã bị thất bại hoàn toàn.
Đội biệt kích của Giang liên tiếp gặp tai nạn bất ngờ
Sự đố kỵ và âm mưu ám sát của Giang Trạch Dân đã không thể ngăn cản được sức ảnh hưởng của người sáng lập Pháp Luân Công ngày càng gia tăng. Năm 2001, sau nhiều tháng thảo luận, kênh truyền thông “Tin tức Châu Á” (Asia Week) đã vinh danh ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, là người có ảnh hưởng nhất ở châu Á năm đó, còn Giang Trạch Dân được đề cử chỉ vì ông ta là nhà lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, và được xếp thứ tư. “Asia Week” chỉ ra rằng chỉ trong 9 năm ngắn ngủi, Pháp Luân Công đã nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn học viên Trung Quốc và nước ngoài trên khắp thế giới (con số này bị đánh giá thấp hơn thực tế rất nhiều).
Ngay cả khi đối mặt với sự đàn áp tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sức ảnh hưởng của Pháp Luân Công vẫn tăng mà không hề giảm. Và mặc dù ông Lý Hồng Chí hiếm khi xuất hiện trước công chúng, nhưng ông vẫn rất được các học viên Pháp Luân Công ủng hộ.
Nhiều lần ám sát không có kết quả, trong lòng Giang Trạch Dân bắt đầu tim đập chân run. Đội biệt kích của Giang cũng từng người một không hiểu vì sao liên tiếp gặp tai nạn bất ngờ như tai nạn giao thông… và cuối cùng giải thể. Âm mưu ám sát cuối cùng cũng đành phải bỏ dở.
Kể từ Pháp hội Los Angeles năm 2003 về sau, người sáng lập Pháp Luân Công dường như đã tham gia hầu hết các sự kiện quy mô lớn ở Hoa Kỳ và trả lời các câu hỏi trong một thời gian dài.
Thủ đoạn gián điệp của ĐCSTQ bị lộ ra ngoài ánh sáng
Kể từ khi Giang Trạch Dân tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công đến nay, các học viên Pháp Luân Công ở các nơi trên thế giới thường xuyên bị các đặc vụ ĐCSTQ quấy rối và uy hiếp. Phòng 610 (trong nước Trung Quốc) và đại sứ quán (lãnh sự quán) của Trung Quốc ở nước ngoài là hai cơ quan bị ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ nhất và được chỉ định phụ trách giám sát, bức hại Pháp Luân Công.
Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, vào ngày 7 tháng 6 năm 2005, viên chức ngoại giao Chen Yonglin (Trần Dụng Lâm) của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney đã đào nhiệm khỏi Lãnh sự quán và tuyên bố rằng ông không ủng hộ chính sách khủng bố Pháp Luân Công của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tiếp sau đó, Hao Fengjun (Hách Phụng Quân), một cựu nhân viên an ninh Phòng 610 tại Thiên Tân và Sở An ninh quốc gia tại Thiên Tân lên tiếng ủng hộ lời tuyên bố của ông Trần Dụng Lâm tại Melbourne. Ông vạch trần tội ác bằng những tin tức, tiết lộ bí mật về chính sách khủng bố Pháp Luân Công dã man của ĐCSTQ, những thủ đoạn, phương pháp vô nhân đạo của ĐCSTQ dùng để bức hại các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc.
Ông Trần Dụng Lâm xác nhận rằng có gần 1.000 gián điệp Trung Quốc ở Úc. Ông Hách Phượng Quân xác nhận tuyên bố của ông Trần, nói rằng Trung Quốc có một mạng lưới gián điệp hùng hậu hoạt động ở nước ngoài. Ông Trần cũng tiết lộ rằng chính sách của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công ở Úc là phương châm 16 chữ, cụ thể là: “Đối chọi gay gắt, chủ động xuất kích, tranh thủ ủng hộ (của chính phủ Úc), giành được đồng tình (của công chúng Úc)”.
Từ những manh mối mà họ cung cấp, có thể khẳng định rằng ĐCSTQ đã đem chủ nghĩa khủng bố từ trong nước vươn ra hải ngoại, phạm tội diệt chủng.
Tờ “The Age” của Úc đưa tin vào ngày 8 tháng 6 năm 2005 rằng, Đại sứ quán Trung Quốc đã sử dụng nhiều thủ đoạn gián điệp để phá hoại các hoạt động của Pháp Luân Công, chẳng hạn như giám sát, nghe lén các cuộc điện thoại trên quy mô lớn, và thậm chí đột nhập vào nhà riêng của các học viên. Ana C. Vereshaka, phát ngôn viên của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp ở Melbourne, nói rằng ĐCSTQ đã đột nhập vào nhà cô ở Balwyn và lấy trộm các tờ rơi về Pháp Luân Công.
Các hành động của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công ở nước ngoài đều là nhằm kích động và tạo ra bầu không khí khủng bố, cũng giống như mục đích của một vụ ám sát vậy.
Dịch từ secretchina.com
Fatal error: Call to undefined function ntd_get_related_posts() in /var/www/dev.tansinh.net/wp-content/themes/ts_desktop/single.php on line 30