Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang hoành hành, khắp nơi ở Trung Quốc xảy ra tai họa liên tiếp. Gần đây, theo một nghiên cứu chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một ngọn núi lửa ngủ sâu 500.000 năm ở tỉnh Hắc Long Giang đã hồi sinh và hồ chứa dung nham bên dưới mặt đất đã được khôi phục về trạng thái “tích điện”. Nghiên cứu nói rằng khi “tích điện” tới 40%, sẽ đạt tới ngưỡng phun trào núi lửa.

Vào ngày 18/6  báo Daily Mail của Anh đưa tin rằng các giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã sử dụng phương pháp thăm dò điện từ và phát hiện ra núi lửa Vĩ San (Weishan) thuộc “khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì” ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, đang ở trong một trạng thái hoạt động nhất định. Mặc dù nó chưa đạt tới điểm giới hạn phun trào, nhưng cần phải tăng cường giám sát.

Núi lửa Vĩ San là một trong những ngọn núi lửa nằm trong khu vực Ngũ Đại Liên Trì với lần phun trào cuối cùng xảy ra cách đây 500.000 năm.

Theo bài báo, núi lửa Vĩ San ban đầu được đánh giá là một ngọn núi lửa đã tuyệt chủng và hầu như không có vụ phun trào hay các hoạt động địa chất liên quan. Các nhà khoa học Trung Quốc gần đây lại phát hiện ra rằng có hai hồ chứa dung nham khổng lồ dưới mặt đất.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng phương pháp thăm dò điện từ, lần đầu tiên thấy được một cấu trúc điện trở có độ phân giải cao ba chiều sâu 20 km bên dưới núi lửa Vĩ San trong “khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì”. Đồng thời, nghiên cứu mới tiết lộ thêm rằng núi lửa Vĩ San ở Ngũ Đại Liên Trì hiện đang trong trạng thái hoạt động nhất định. Điều này cho thấy núi lửa ở khu vực phía đông bắc có thể trong giai đoạn hoạt động nhất định.

Nhóm nghiên cứu đã thu được hình ảnh ba chiều bên dưới núi lửa Vĩ San, phát hiện rằng có dung nham trong túi dung nham của lớp vỏ trên và giữa. Các tính toán cho thấy mức độ nóng chảy của một phần dung nham trong vỏ trên ít nhất là 15%.

Gần đây, một ngọn núi lửa đã tuyệt chủng đã ngủ 500.000 năm ở tỉnh Hắc Long Giang đã được hồi sinh (TOSHIHIKO SUZUKI / AFP via Getty Images)

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố trên trang web chính thức rằng nếu núi lửa Vĩ San là một ngọn núi lửa đã tuyệt chủng, thì dưới đáy của núi lửa phải ở trạng thái nguội và sẽ không xuất hiện dung nham nóng chảy. Thế nhưng hiện tại lại thấy ở cả lớp vỏ trên và giữa của núi lửa Vĩ San đều có chứa dung nham, chúng được kết nối với nhau thông qua đường dọc, và dung nham ở lớp giữa liên tục được vận chuyển đến lớp trên.

Theo thống kê chính thức của ĐCSTQ, mức độ tan chảy của 2 hồ chứa dung nham của núi lửa Vĩ San đã đạt ít nhất 15%, và ở trạng thái hoạt động “tích điện”. Nếu hồ chứa dung nham đạt mức nóng chảy khoảng 40%, nó sẽ đạt đến ngưỡng của một núi lửa phun trào. Nghiên cứu cho rằng cần phải tiếp tục theo dõi hoạt động của núi lửa trong khu vực để dự đoán khả năng phun trào.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đông Bắc Trung Quốc là khu vực có nhiều núi lửa Đại Tân Sinh (Kainozoi) nhất ở Trung Quốc, bao gồm núi lửa Trường Bạch Sơn nổi tiếng và khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên trì với 14 ngọn núi lửa.

Bài viết này đã được xuất bản trên tạp chí Geology hàng tháng của Mỹ. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết trong bài báo rằng: “Xem xét mức độ đáng kể của các đại chấn và vi chấn hoạt động mạnh mẽ gần buồng dung nham, núi lửa Vĩ San rất có khả năng ở trạng thái dung nham đang đổ vào”.

Nghiên cứu mới nhất phát hiện ra sự hình thành của núi lửa Trường Bạch và núi lửa Ngũ Đại Liên Trì có mối tương quan nhất định.

Núi lửa Trường Bạch phun trào vào năm 946 và được coi là đợt phun trào mạnh nhất từng được ghi nhận. Trong thời gian từ năm 2002-2005, núi lửa Trường Bạch cho thấy có hoạt động rõ ràng, đã thu hút sự chú ý của công chúng và cộng đồng khoa học.

Nghiên cứu mới tiết lộ thêm rằng khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì hiện đang hoạt động, cho thấy các núi lửa ở khu vực phía đông bắc có thể đang trong một thời kỳ hoạt động nhất định. Vì vậy, cần tăng cường giám sát để dự đoán khả năng phun trào núi lửa trong tương lai.

 

 

Theo NTDTV


Fatal error: Call to undefined function ntd_get_related_posts() in /var/www/dev.tansinh.net/wp-content/themes/ts_desktop/single.php on line 30