Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, toàn thế giới đã có hơn 34 triệu người đã bị nhiễm COVID-19, và tỷ lệ tử vong do chủng virus này đã vượt quá 1 triệu. Hoa Kỳ và Ấn Độ có số ca nhiễm được báo cáo cao nhất. Từ tháng 5 và tháng 6 đến nay, số ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng, trong đó, nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh có tỷ lệ lây nhiễm cao, còn một số nước châu Âu đang chứng kiến làn sóng thứ hai của đại dịch này.
Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tìm hiểu về chủng virus này và tác động của nó đối với sức khỏe của con người. Dù rằng vắc-xin đang được tiến hành thử nghiệm lâm sàng, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus corona và ảnh hưởng của nó đối với con người.
Nguồn gốc của Virus
Ca nhiễm virus corona đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019. Ngày 31 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán đã ban hành thông báo khẩn đến các cơ sở y tế địa phương, cảnh báo rằng một số người mua hàng tại Chợ Hải sản Hoa Nam đã có các triệu chứng viêm phổi. Ngày hôm sau, chợ được đóng cửa để làm sạch và khử trùng toàn diện.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, khi khử trùng chợ, các nhà chức trách đã phá hủy một cách hữu hiệu bất kỳ manh mối nào có thể giúp các nhà khoa học tìm ra nguồn gốc của virus này. Ngày 18 tháng 9 năm 2020, tại Diễn đàn Y tế Bắc Kinh, bà Thạch Chính Lệ, nhà khoa học của Viện Virus học Vũ Hán cho biết về virus corona, “Chúng tôi biết việc tìm ra nguồn gốc của virus là rất quan trọng. Đáng tiếc là, chúng tôi có thể không bao giờ thành công.”
Cái nhìn ảm đạm đó của bà Thạch là điều bất thường. Bà Thạch và nhóm của bà đã dành 8 năm để tìm kiếm nguồn gốc của dịch SARS năm 2003 và cuối cùng đã tìm thấy thứ được cho là nguồn gốc của bệnh SARS trong một hang dơi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Người ta vẫn tin rằng virus corona có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có người cho rằng virus xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán; có người tin rằng virus sinh ra từ dơi trong tự nhiên và truyền sang người thông qua các vật chủ trung gian.
Ngược lại, chính quyền cộng sản Trung Quốc lại đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã tạo ra virus. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn cáo buộc Quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán trong Đại hội Thể thao Quân sự Thế giới (Military World Games). Chính phủ Hoa Kỳ đã kiên quyết phủ nhận tất cả những tuyên bố như vậy.
Đại dịch COVID-19 lây lan bắt nguồn từ Trung Quốc
Sự lây lan của virus
Trong những ngày đầu bùng phát dịch, chính phủ Trung Quốc đã hạ thấp mức độ nguy hiểm của virus và kiểm duyệt bất kỳ ai có ý kiến trái chiều. Mãi đến ngày 20 tháng 1, chính phủ Trung Quốc mới công khai thừa nhận rằng chủng mới của virus corona có thể lây từ người sang người. Ba ngày sau, Vũ Hán bị phong tỏa. Tại thời điểm đó, 5 triệu người đã bỏ trốn khỏi thành phố, mang virus ra khắp Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.
Chín tháng diễn ra đại dịch COVID-19, virus đã phát tán sang gần 200 quốc gia và số ca nhiễm tiếp tục tăng. Các nhà khoa học đã tìm hiểu rất nhiều về chủng virus này và căn bệnh mà nó gây ra. Một số giả định ban đầu đã cho thấy sự ngờ nghệch. Ví dụ, ban đầu người ta cho rằng trẻ em không có những triệu chứng nghiêm trọng như các triệu chứng của người lớn. Tuy nhiên, một báo cáo hàng tuần về tình hình nhiễm bệnh và tử vong (MMWR) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ngày 7 tháng 8 lại cho thấy, trẻ em có mắc bệnh. Mặc dù tỷ lệ nhập viện của trẻ em thấp hơn so với người lớn, nhưng cứ ba trẻ nhập viện thì có một trẻ được đưa vào khu chăm sóc tích cực (ICU).
Xem ra COVID-19 lây nhiễm cho người trẻ tuổi và khỏe mạnh cũng như người già và những người có bệnh lý nền. Nhiều người đã hy vọng thời tiết nóng của mùa hè sẽ kiềm chế được bệnh dịch, giống như bệnh cúm. Mặc dù sự lây lan trong tháng 4 và tháng 5 có chậm lại, mà chủ yếu là do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia, nhưng xem chừng, căn bệnh này sẽ không sớm suy yếu.
Ảnh hưởng phức tạp và lâu dài của virus
Các bác sỹ đã sớm quan sát thấy rằng virus corona không chỉ ảnh hưởng đến phổi. Bệnh nhân còn có thể gặp các vấn đề về ruột, não, thận, tuyến tụy, tim và túi mật. Nó có thể gây ra những cơn đau tim, đột quỵ, thiếu máu trong ruột, viêm ngón chân, v.v.
Trong một bài báo do các nhà nghiên cứu của Ý công bố vào tháng 9 trên tạp chí Clinical Gastroenterology and Hepatology, 1/3 bệnh nhân còn bị tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng. Trong một bài báo khác trên BMJ về một nghiên cứu trên 1.000 bệnh nhân tại một bệnh viện ở New York, 78% bệnh nhân ở khu chăm sóc tích cực bị tổn thương thận cấp tính. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 7~31% bệnh nhân đã trải qua một số loại suy tim do COVID-19. Hồi tháng 6, một báo cáo của STAT cho biết, “Các nhà khoa học của Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania mới đây đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân COVID-19 nặng có tỷ lệ tim ngừng hoạt động và loạn nhịp tim cao.”
Ngoài ra, một số người vẫn mang kết quả dương tính một thời gian dài sau khi khỏi bệnh do COVID-19. Điều đó làm dấy lên câu hỏi “Phải chăng họ vẫn có khả năng truyền nhiễm?” Hiện giờ, các chuyên gia hiện tin rằng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để tìm các đoạn RNA của virus trong dịch nhầy được lấy ra từ sâu trong mũi không thể phân biệt được giữa con virus nguyên vẹn có khả năng lây nhiễm cho người và những mảnh vụn xác virus sau khi bị nhiễm bệnh.
Bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia hàng đầu về virus corona của WHO cho biết: “Một người bị dương tính với PCR, đặc biệt sau khi hồi phục, đặc biệt là nếu đã hồi phục mấy tuần rồi thì khả năng là họ không còn lây bệnh cho người khác nữa.“ Theo hướng dẫn của CDC, người bệnh có thể được coi là đã hồi phục và không còn khả năng lây nhiễm sau 10 ngày từ khi bắt đầu có triệu chứng bệnh, miễn là họ không còn triệu chứng nào nữa trong ba ngày liền.
Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy cuộc sống của những người bị nhiễm chủng bệnh này còn lâu mới “trở lại bình thường” sau khi được cho là đã hồi phục. Trong một bài báo đăng trên Atlantic, tác giả Ed Yong đã kể về một phụ nữ bị nhiễm COVID-19 vào tháng 3, nhưng năm tháng sau, bà vẫn cảm thấy rất yếu, tĩnh mạch bị phình, nhiều vết bầm tím, nhịp tim thất thường, mất trí nhớ ngắn hạn, các bệnh phụ khoa, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, và hội chứng sương mù trí não (đờ đẫn).
Bài báo cũng cho biết, “Trong một nghiên cứu của Ý, 87% bệnh nhân nhập viện vẫn còn các triệu chứng sau hai tháng; một nghiên cứu của Anh cho thấy xu hướng tương tự. Một nghiên cứu của Đức trên nhiều bệnh nhân hồi phục tại nhà cho thấy 78% có triệu chứng bất thường về tim sau hai hoặc ba tháng.”
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một báo cáo của CDC công bố vào ngày 24 tháng 7 cho biết, COVID-19 “có thể khiến bệnh kéo dài ngay cả ở những người bị bệnh nhẹ điều trị ngoại trú, kể cả thanh niên.” Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các giai đoạn ban đầu mới nhiễm bệnh, và mới có rất ít nghiên cứu về những tác động lâu dài sau khi nhiễm bệnh hay khả năng tái nhiễm.
Vấn đề miễn dịch và vắc-xin
Các nhà nghiên cứu ở Hồng Kông lần đầu tiên báo cáo một trường hợp được xác nhận là tái nhiễm COVID-19 vào ngày 24 tháng 8. Điều này đặt ra câu hỏi về thời gian miễn dịch. Từ đó đến nay, Bỉ, Hà Lan và Hoa Kỳ đã có những báo cáo về tình trạng tái nhiễm.
Vẫn chưa rõ khả năng miễn dịch sẽ kéo dài trong bao lâu sau khi nhiễm bệnh và hồi phục. Một số chuyên gia tin rằng mọi người thường sẽ nhiễm bệnh trở lại sau một thời gian. Bà Van Kerkhove từ WHO cho biết, “Những gì chúng ta biết từ các virus corona khác là, mặc dù bạn có phản ứng miễn dịch –– nếu không thì bạn đã không hồi phục –– nhưng có vẻ như nó không phải là suốt đời mà có thể chỉ kéo dài một hoặc hai năm.” Nếu không sử dụng vắc-xin rộng rãi và hiệu quả, các chuyên gia tin rằng nhiều khả năng tình trạng tái nhiễm sẽ xảy ra.
Nghiên cứu vắc-xin COVID-19 đã nhanh chóng đạt được một số kết quả và một số thử nghiệm lâm sàng đã diễn ra. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc phát triển một loại vắc-xin hiệu quả không hề đơn giản. Chẳng hạn, vắc-xin cúm đã có cả mấy thập kỷ nay, nhưng bệnh cúm vẫn cướp đi sinh mạng của khoảng 50.000 người mỗi năm, đó là chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ. Với số người nhiễm virus corona ngày càng nhiều thì ngay cả một loại vắc-xin có hiệu quả bình thường cũng không thể tránh được khả năng tử vong cho tất cả mọi người.
Một yếu tố khác là tình trạng ngày càng phụ thuộc vào kháng thể, trong đó một liều lượng kháng thể nhỏ còn có thể hỗ trợ sự xâm nhập của virus vào tế bào, khiến virus gây chết người nhiều hơn. Trong một bài báo có tiêu đề “Các nhà phát triển vắc-xin virus corona cảnh giác với các kháng thể không kiểm soát được” (Coronavirus vaccine developers wary of errant antibodies) đăng trên tạp chí Nature, tác giả cảnh báo, “Các vắc-xin tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2 có thể liên kết với virus, chứ không vô hiệu hóa nó. Nếu điều này xảy ra, những kháng thể không vô hiệu hóa được virus còn có thể làm tăng cường sự xâm nhập của virus vào tế bào và nhân bản virus, cuối cùng còn khiến cho tình trạng nhiễm bệnh trở nên tồi tệ hơn thay vì cung cấp sự bảo vệ.”
Như một bài báo gần đây của Minh Huệ đã chỉ ra: “Tuy nhiên, những khám phá gần đây chỉ ra rằng, từ các loại đột biến gen đến con đường lây lan, và từ các triệu chứng đến sức phá hoại hệ miễn dịch, có thể thấy virus corona không phải là bệnh thông thường, và đặt ra một thách thức lớn cho nghiên cứu vắc-xin.”
Cao hơn cả khoa học hiện đại
Văn hóa truyền thống Trung Hoa tin rằng tinh thần và thân thể (tâm và thân) của con người có mối tương quan. Khi chuẩn mực đạo đức của một người cao, thân thể của người đó tự nhiên có khả năng chống lại bệnh tật. Khi Hoàng đế hỏi danh y Kỳ Bá làm thế nào để ngăn chặn bệnh dịch, Kỳ Bá trả lời: “Những ai có chính khí tồn tại bên trong thân thể nên tà khí không dám xâm nhập.” Và để đạt được hay duy trì chính khí, người ta phải ước thúc bản thân theo chuẩn mực đạo đức cao thượng.
Trong khoa học hiện đại, mối quan hệ giữa tâm và thân cũng được công nhận rộng rãi. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên của Viện Harvard Osher vào năm 2004, 19% người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã sử dụng ít nhất một liệu pháp tâm-thân vào năm trước đó. Báo cáo kết luận: “Thiền, tưởng tượng (imagery), và yoga là những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.”
Một trong những phương pháp để cải thiện tâm lẫn thân là Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện dựa trên năm bài công pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Ngay từ năm 1998, một cuộc khảo sát với hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang cho thấy 95% người tham gia cho biết sức khỏe của họ đã cải thiện rất nhiều sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Chín chữ chân ngôn của Phật Pháp “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”
Tuy nhiên, trong 21 năm qua, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ra vô số bi kịch cho các học viên và gia đình họ, mà còn dẫn đến sự suy thoái đạo đức ở Trung Quốc.
Khi mọi người đã hiểu Pháp Luân Đại Pháp, nhiều người đã chọn đứng về phía những học viên vô tội tu luyện, bất chấp cuộc bức hại vẫn đang diễn ra. Khi làm theo lương tâm, họ đã được phúc báo. Theo một bài viết trên trang Minh Huệ, có những người ở Trung Quốc đã khỏi bệnh chỉ bằng cách niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Fatal error: Call to undefined function ntd_get_related_posts() in /var/www/dev.tansinh.net/wp-content/themes/ts_desktop/single.php on line 30