Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là biểu tượng long mạch của dân tộc Trung Hoa nên người Trung Quốc còn gọi là truyền nhân của rồng. Đập Tam Hiệp được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 1994 và hoàn thành vào cuối năm 2009, kéo dài 15 năm. Đập được xây ở trung lưu sông Trường Giang không khác gì như chặt eo, chém rồng, không chỉ hại cho người dân, hủy hoại thiên nhiên mà còn gây ra bao tội lỗi khôn lường.
Đập Tam Hiệp thành tội đồ thiên cổ: Phan Gia Tranh mơ nhập địa ngục
Nhà thiết kế chính của đập Tam Hiệp và là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Phan Gia Tranh, cũng rất ý thức về mối nguy hiểm của Dự án Tam Hiệp. Ông đã liệt kê “20 tội danh” của Dự án Tam Hiệp và cho rằng không nên xây dựng vì: làm ngập một lượng lớn đất đai và rừng cây; vi phạm nhân quyền khi di dời dân; gây ra động đất; nhấn chìm các di tích văn hóa cổ; suy giảm chất lượng nước; cản trở giao thông tàu bè, nguy cơ vỡ đập…
Sau khi tham gia xây dựng công trình, chính ông Phan Gia Tranh đã viết: “Nó giống như đêm trước của trận đại ôn dịch và trận chiến lớn. Tất cả rối tung, hỗn loạn và hoang tàn”. Ông cũng thú nhận: “Chúng tôi thực sự xin lỗi những người dân phải di cư”.
Tội nghiệp không chỉ có như thế. Trong quá trình khởi động công trình Tam Hiệp, còn ẩn chứa biết bao nhiêu những đấu chiến trên chính trường cùng các thương vụ quyền tiền dơ bẩn, và họa hại lưu lại chẳng khác nào một thanh kiếm sắc treo trên đầu những cư dân tại lưu vực sông Trường Giang.
Tuy nhiên, trong Báo cáo đánh giá Tam Hiệp năm đó, ông Phan Gia Tranh vẫn tuyên bố rằng công trình Tam Hiệp là một “bức trường thành thép trên sông Trường Giang. Chất lượng vô cùng tốt, vạn năm không đổ”.
Ông Phan Gia Tranh, qua đời vào ngày 13/7/2012. Ông từng mô tả về cơn ác mộng chính mình trải qua trong cuốn “Giấc mơ Tam Hiệp”. Ông mơ thấy mình “bị xét xử tại Tòa án Môi trường Sinh thái Quốc tế và bị phán xét “trục xuất khỏi cõi người” vì đã chủ trì thiết kế và xây dựng đập Tam Hiệp, vĩnh viễn đọa vào quỷ đạo, đày xuống địa ngục để chịu khổ bị tùng xẻo”.
Theo Phật gia giảng, con người có sáu kiếp luân hồi, tất cả tội lỗi và nghiệp chướng tạo ra trong kiếp người sau khi chết sẽ phải thanh toán, bồi hoàn. Cơn ác mộng của ông Phan có lẽ cũng là lời cảnh báo trước về số phận của ông sau khi chết.
Việc Phan Gia Tranh có phải vì sợ báo ứng, cảm nhận rõ nghiệp chướng nặng nề mình gây ra mà tiết lộ cơn ác mộng ra hay không, chúng ta không thể biết được.
Là một học giả và chuyên gia, Phan Gia Tranh ngay từ đầu đã đưa ra những nhận định đúng đắn, và thậm chí còn đề xuất 20 mối nguy hiểm của Dự án Tam Hiệp.
Thế nhưng, đáng buồn thay tại Trung Quốc, nhiều người bị mê hoặc trước các chính sách nhất quán “anh minh, chính xác” của Đảng, khiến họ trở nên sôi trào nhiệt huyết, bỏ qua cả các quan niệm đạo đức. Họ chọn đi theo cái logic của Đảng:
- Thứ nhất là Khoa học là toàn năng, và nhân định thắng thiên;
- Thứ hai là không thể không xây dựng đập chỉ vì có 20 mối nguy;
- Thứ ba là thế lực phản đối xây đập Tam Hiệp chủ yếu dựa vào thế lực phương Tây.
Do đó, ông Phan đã “thay mặt cho người dân Trung Quốc” tuyên bố: “Tuyệt đối không cho phép sông Trường Giang tuôn trào tự do”.
Phan Gia Tranh đã trở thành một trong những người ủng hộ hết mình cho việc xây dựng đập Tam Hiệp, và ông thậm chí còn rất tức giận khi nghe thấy ai đó phản đối đập Tam Hiệp. Năm 2007, ông Phan đã viết thư cho Lý Nhuệ (Li Rui), cựu thứ trưởng Bộ Thủy điện, yêu cầu không được lại bày tỏ bất kỳ phản đối nào đối với Dự án Tam Hiệp.
Giang Trạch Dân mơ thấy bị xuống địa ngục thụ hình
Mọi người đều biết rằng Giang Trạch Dân bắt đầu sự nghiệp của mình qua vụ thảm sát các sinh viên ngày 4/6/1989. Sau khi đến Bắc Kinh, để củng cố quyền lực, ông ta tất cả các đảng viên buộc phải ủng hộ khởi công Tam Hiệp. Trong suốt thời gian đó, Giang không những không lắng nghe khuyên can phản đối công trình từ ông Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) và Lý Nhuệ (Li Rui), mà còn đe dọa buộc họ phải im lặng.
Thật trùng hợp, Giang Trạch Dân cũng tiết lộ rằng ông ta đã nằm mơ thấy mình bị đày xuống địa ngục và bị tra tấn. Vì những tội ác tày trời là tàn sát các sinh viên ngày 4/6 và bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân nhận được cảnh báo ác mộng xuống địa ngục chịu tội sớm hơn Phan Gia Tranh.
Khoảng 8h30 sáng ngày 5/6/2004, Giang Trạch Dân vội vã đến chùa Chiên Đàn Lâm ở núi Cửu Hoa, tỉnh An Huy. Theo tiết lộ nội bộ, Giang lên đường vào ngày 4/6, ngày hôm đó ông ta đứng ngồi không yên, dù có thuyết phục thế nào ông ta cũng muốn lập tức tới núi Cửu Hoa ngay. Sau đó, Giang tiết lộ rằng đó là do hôm trước ông ta có một giấc mơ cực kỳ kinh khủng, mơ thấy mình bị đày xuống địa ngục và bị tra tấn ở đó.
Người ta suy đoán rằng Giang Trạch Dân đã ở địa ngục vì hai tội kể trên, cộng với tội xây đập Tam Hiệp.
Xây Đập Tam Hiệp: bất chấp nguy hại và tính khoa học, “đấu Trời đấu Đất”
Ông Lý Nhuệ và Hoàng Vạn Lý là hai nguyên lão phản đối Dự án Tam Hiệp. Cuối cùng, họ đều nhận thức sâu sắc rằng bản chất của vấn đề Tam Hiệp không phải là vấn đề khoa học, dân sinh và kinh tế, mà là vấn đề của chính ĐCSTQ.
Ông Lý Nhuệ nói: “Trong thể chế ĐCSTQ những ý kiến đúng bị phủ nhận, và những ý kiến sai trái được tâng bốc; đối với nhân tài thì loại bỏ hết, trọng dụng những kẻ yếu kém, bại hoại”.
Hầu hết các chuyên gia nổi tiếng phản đối công trình Tam Hiệp đều là các tiến sĩ, thạc sĩ từng học ở nước ngoài. Điều này ở một mức độ nào đó thể hiện tư tưởng nghiêm cẩn và khách quan của phương Tây.
Ông Hoàng Vạn Lý, là Tiến sĩ Kỹ thuật, tại Đại học Illinois, Hoa Kỳ. Ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc và Kỹ sư trưởng của Cục Tài nguyên nước tỉnh Cam Túc. Vào những năm 1980, ông Hoàng đã đề xuất một báo cáo phản đối việc xây dựng Tam Hiệp: “Đập cao Tam Hiệp là một thảm họa cho đất nước và người dân. Xin hãy ra quyết định dừng việc xây dựng”. Ông khẩn cầu những người ra quyết sách cho ông nửa giờ để giải thích lý do tại sao không nên xây dựng Tam Hiệp, nhưng bị bỏ qua .
Ông Hoàng dự đoán rằng nếu con đập được xây dựng, nó cuối cùng sẽ bị phá nổ hủy bỏ.
Ông Hầu Học Dục (Hou Xueyu), Tiến sĩ từ Đại học Bang Pennsylvania, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, thành viên nhóm luận chứng Dự án Môi trường sinh thái Tam Hiệp không ký vào báo cáo của nhóm. Lý do ông không ký là: “Nếu xét từ góc độ môi trường sinh thái và tài nguyên, tôi cho rằng Dự án Tam Hiệp không phải là chuyện một sớm một chiều, hay vấn đề đập cao bao nhiêu. Vấn đề là ở chỗ có cần thiết hay không”.
Sau khi xem xét và phân tích thực tế về Tam Hiệp, một số người trong thể chế kiên quyết lên tiếng phản đối. Ví dụ, Lý Nhuệ, cựu thứ trưởng Thủy Điện và là Thứ trưởng điều hành Ban Tổ chức Trung ương, đã kiên quyết phản đối Dự án Tam Hiệp. Khi dự án Tám Hiệp được Hội đồng Nhân dân toàn quốc thông qua, ông đã gửi thư tới cấp quyết định cao nhất, cho biết vấn đề di dân của Dự án Tam Hiệp: “Di chứng di cư do Dự án Tam Hiệp gây ra sẽ khiến bất kỳ dự án nào trước đó trở nên “không đáng kể gì”.
Đập Tam Hiệp: thảm họa cho đất nước và nhân dân
Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia về bảo tồn nước, đã đề cập trong bài báo “Phản công Tập đoàn Tam Hiệp, khuếch đại lợi ích, không nói đến tổn thất” rằng 180 tỷ nhân dân tệ (khoảng 26 tỷ đô la) đầu tư vào Dự án Tam Hiệp là do người dân nộp vào Quỹ Tam Hiệp. Nhưng đến nay người dân không có cả tiền gốc lẫn lãi, và ĐCSTQ đã không thực hiện lời hứa của mình.
Vào tháng 5 năm 2014, truyền thông Đại Lục đã đưa tin rằng hơn 20 năm sau khi Dự án Tam Hiệp được xây dựng vào năm 1994, người dân cả nước đã ủng hộ hơn 500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 71 tỷ đô la) cho Dự án Tam Hiệp, nhưng người dân thậm chí còn không được hưởng sự tiện lợi của việc dùng điện. Không chỉ vậy, những thảm họa như hạn hán nghiêm trọng, nhiệt độ cao, lũ lụt, động đất thường xuyên xảy ra hàng năm.
Vào tháng 6/2013, Văn phòng Kiểm toán Trung Quốc thông báo đã phát hiện tổng cộng 76 vụ án phạm tội kinh tế trong dự án đập Tam Hiệp, liên quan đến 113 người và số tiền vi phạm lên tới 3,445 tỷ nhân dân tệ (khoảng 492 tỷ đô la). Một nguồn tin tiết lộ rằng số tiền khổng lồ từ Tập đoàn Tam Hiệp đã bị biển thủ để phát triển bất động sản, và phần lớn số tiền chảy về Tập đoàn Giang Trạch Dân .
Đoàn thanh tra ĐCSTQ và Văn phòng Kiểm toán Quốc gia cũng thừa nhận Dự án Tam Hiệp đã trở thành một cỗ máy kiếm lời cho cá nhân, xâm phạm tài sản nhà nước, lũng đoạn tài nguyên công, và tham nhũng hủ bại gần như mất kiểm soát.
Lối thoát nào cho Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp hoàn thành và hoạt động từ năm 2012, đã 8 năm nhưng vẫn chưa được “nghiệm thu” vì không một người nào dám ký. Ngay trong quá trình xây dựng đã xuất hiện những vết nứt, và trong những đợt lũ vừa qua nguy cơ vỡ đập hiện hữu đến mức chính quyền Bắc Kinh phải cho xả lũ hết cỡ và công binh chuẩn bị sẵn để chủ động phá xả nước, tránh vỡ đập bị động không kiểm soát. Mới qua 8 năm mà một công trình được chính cha đẻ của nó tuyên bố “bức trường thành thép trên sông Trường Giang. Chất lượng vô cùng tốt, vạn năm không đổ”, giờ đây lại chính là nỗi nhức nhối của người dân và cả giới cầm quyền Trung Quốc. Khả năng “chết yểu” của công trình trị thủy “vĩ đại” này là rất cao. Trong khi đó những công trình trị thủy của người xưa thì vẫn trường tồn cùng tuế nguyệt, điển hình như:
– Hạ Vũ trị thủy cách đây khoảng 3900 năm, hiện di tích ở Hẻm Tích Thạch đã được xác nhận. Công trình “Thần thoại” của ông đào núi khơi thông dòng chảy đã đem lại lợi ích cho dân tộc Trung Hoa suốt gần 4000 năm qua.
– Đô Giang Yển do viên quan Lý Băng thời Chiến Quốc xây dựng, vừa có tác dụng thoát lũ, lại vừa có tác dụng dẫn nước tưới tiêu cho vựa lúa và lương thực lớn nhất Trung Quốc là vùng Ba Thục – Tứ Xuyên. Trải qua 2200 năm, công trình trị thủy này vẫn đang hoạt động và đem lại lợi ích cho người dân Trung Quốc.
– Sông đào Linh Cừ nối liền hai dòng sông Tương – Ly, nối thông Trường Giang và Châu Giang, nối liền mạng lưới vận tải thủy của miền nam Trung Quốc, và sông đào Trịnh Quốc Cừ dẫn nước từ Kính Thủy nhập vào Lạc Thủy, tưới tiêu bình nguyên Quan Trung. Cả hai công trình trị thủy này đều làm vào thời Tần Thủy Hoàng, trải qua hơn 2000 năm vẫn đem lại lợi ích nông nghiệp và giao thông to lớn cho dân tộc Trung Hoa, cho đến ngày nay vẫn đang sử dụng.
ĐCSTQ với tư tưởng đấu Trời, đấu Đất, đấu người nên liên tiếp thất bại, mà không thể rút kinh nghiệm được. Năm 1953 họ xây đập Bản Kiều ở Hà Nam, và năm 1956 mở rộng, với tuyên bố có thể chống lũ “thiết kế trăm năm lũ một lần và lũ ngàn năm một lần”, rêu rao chức năng trữ nước và chống lũ”. Thế nhưng năm 1975, những cơn mưa lớn kéo dài 3 ngày khiến nước lũ dâng cao phá tan con đập chống lũ “ngàn năm một lần” này, khiến hơn 230.000 người dân chết và hơn 10 triệu người mất nhà cửa, nhưng bị chính quyền Bắc Kinh che dấu suốt hơn 20 năm.
Thế nên số mệnh của đập Tam Hiệp cũng sẽ đi theo chân ‘tiền bối’ của nó là đập Bản Kiều, đó là điều tất yếu, vì con người sao có thể đấu được với Trời. Hai giấc mơ của Giang – người bất chấp cảnh báo của các nhà khoa học, nhất quyết xây đập Tam Hiệp để lấy uy tín và danh tiếng cá nhân, và của Phan – Tổng công trình sư, người thiết kế ra con đập “bức trường thành thép trên sông Trường Giang. Chất lượng vô cùng tốt, vạn năm không đổ” này có lẽ vừa là báo trước kết cục của 2 kẻ ngông cuồng “chống Trời”, và cũng là lời cảnh tỉnh cho những người cầm quyền hiện nay, và sau nay mau chóng tỉnh ngộ, chủ động phá bỏ Tam Hiệp sẽ giảm thiểu thiệt hại. Nếu không, một khi vỡ do lũ lụt, nó sẽ nhấn chìm gần một nửa Trung Hoa, thảm họa sẽ không thể nào tưởng tượng nổi. Thuận theo tự nhiên thì đem lại lợi ích muôn dân, và lợi ích bản thân cùng gia tộc, trái tự nhiên, đấu Trời đấu Đất đấu người thì gây họa muôn dân và tự chuốc diệt vong.
Theo SOH
Fatal error: Call to undefined function ntd_get_related_posts() in /var/www/dev.tansinh.net/wp-content/themes/ts_desktop/single.php on line 30